Định hướng là gì mà sao lại quan trọng đến vậy?

“Định hướng” hay “định hướng nghề nghiệp”, có phải bạn đã nghe cụm từ quốc dân này không dưới một lần?

  • Nghe cũng nhiều nhưng bạn vẫn chưa thật sự hiểu?
  • Hay đã có “Định hướng” mà vẫn chưa thật sự tự tin?

 

Nếu đúng vậy, bạn cũng đừng vội lo. Hãy cùng HRC nắm bắt ngay những thông tin đầu tiên về quá trình này và phương pháp có Định hướng đúng để tự tin bứt tốc tới thành công bạn nhé!

  • Vậy theo bạn, “định hướng” là gì?

Thử tưởng tượng bạn đang bị lạc giữa một khu rừng rậm không có liên lạc gì với người xung quanh, vậy bạn sẽ làm gì tiếp theo? Vậy bạn có còn đủ bình tĩnhkiên nhẫn để “mò mẫm” giữa khu rừng bao la đó đến khi tìm thấy lối ra?

 

Tương tự với việc chúng ta đang đứng giữa một thị trường tuyển dụng với vô số sự lựa chọncạnh tranh khốc liệt thì việc có định hướng nghề nghiệp là rất cần thiết với tất cả mọi người phải không?

 

Định hướng nghề nghiệp chính là việc bản thân mỗi người đưa ra sự lựa chọn riêng về ngành nghề sao cho phù hợp. Định hướng chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích nổi trội cho bạn:

  • Giúp đi nhanh hơn & xa hơn: Thay vì cứ mất nhiều thời gian để thử thật nhiều lần mới tìm ra công việc phù hợp hay quyết định “chọn bừa” một công việc để đi làm, bạn chỉ cần tập trung vào con đường mình đã chọn mà thôi. 
  • Giúp bạn tự tin hơn: Định hướng sẽ giúp bạn tránh xa “hiệu ứng đám đông” đó. Khi có định hướng riêng, bạn sẽ hiểu hơn rằng mỗi người có một con đường riêng, không ai là giống ai.
  1. Vậy còn “định hướng” phù hợp thì sao? Làm thế nào để có được định hướng phù hợp nhỉ?

Bí quyết để có được định hướng đúng xuất phát từ hai công việc đó là hiểu rõ bản thân mình và thị trường tuyển dụng. Hãy thử nhìn việc định hướng như công việc trồng một cái cây bạn nhé:

 

Bước 1: Trồng hạt giống – Hiểu bản thân

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Một cái cây không thể khỏe mạnh nếu những ngày đầu chỉ xuất phát từ một hạt giống thiếu chất lượng nhỉ? Việc hiểu rõ về bản thân cũng chính là cơ sở đầu tiên để quá trình định hướng diễn ra thuận lợi. 

Điểm mạnh –  điểm yếu, nghề “hợp” và “không hợp”:

Mỗi công việc lại có tính chất, ưu nhược điểm và cũng có yêu cầu khác nhau. Mỗi người cũng sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu, yêu thích và không yêu thích riêng. Điều này chính là lý do lớn nhất khiến chúng mình cần hiểu bản thân của bản thân để khách quan được về độ phù hợp của bản thân với ngành đó.

 

Qua đây, HRC cũng bật mí cho bạn 2 công cụ giúp bạn hiểu bản thân hơn nha!

  • Self – reflection: Chìa khóa của của Hiểu bản thân

Hành trình quan sát và đánh giá sau hoạt động của bản thân được gọi là “soi chiếu” (self-reflection). Hãy coi cuộc sống của mỗi người luôn có một chiếc gương, để trước và sau khi làm việc chúng ta cùng “ngắm nghía” lại hành trình của mình. Chiếc gương ấy có thể giúp chúng ta nhìn thấy cả nét đẹpnét xấu của bản thân nhưng hơn hết là giúp chúng ta biết trân trọng những giá trị đẹp thừa nhận những điểm chưa tốt để phát triển.

Trong quá trình ghi chép và nhìn nhận, hãy thử trả lời thêm những câu hỏi sau đây để kết nối với việc định hướng dễ dàng hơn bạn nhé:

  • Những khoảnh khắc nào khiến bạn thấy vui trong công việc? Điều gì làm bạn vui thế?
  • Những hoạt động đó tương tự với việc đi làm của ngành nào?
  • Những công việc nào mà bạn không thích hoặc không vui khi phải làm? Những công việc nào không vui nhưng bạn vẫn có thể chịu đựng và vẫn muốn thử?
  • Bạn giỏi làm công việc gì và không giỏi trong việc gì?

 

Ngoài ra, HRC cũng giới thiệu thêm một vài bài viết về Self-reflection mà bạn nên tham khảo:

  • Test tính cách: Nguồn tham khảo tốt nếu biết tận dụng

Các bài test tính cách có rất nhiều loại như MBTI (Myers-Briggs Type Indicator), DISC (Dominance – Influence – Steadiness – Compliance) ,16PF Test (16 Personality Factor Questionnaire), … Điểm chung của các bài test này đều là một chuỗi các câu hỏi dành cho người làm bài test và cho ra kết quả là các chỉ số hoặc các kiểu tính cách nhằm đánh giá tính cách/ xu hướng hành động của mỗi người. Kết quả đó chưa phải tuyệt đối chính xác nhưng nếu kết hợp cùng việc nhìn nhận chủ quan thì vẫn giúp chúng mình trong việc nắm bắt được xu hướng phát triển của bản thân và hình dung về bản thân một cách cụ thể hơn. Đối với những bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì các bài test tính cách sẽ có thể là một điểm chạm “dễ gần”nữa.

 

Ví dụ, nếu kết quả test của bạn theo MBTI là một người kiểu ENFJ (người có thể thấu hiểu mọi người, giàu cảm xúc và nhạy cảm) và bạn cũng thấy những điểm đó thật sự có ở bản thân: Bạn thích lắng nghe, dễ dàng hiểu ý tưởng và cảm xúc của người khác và cũng rất nhạy bén với các ý tưởng mới thì lối đi phù hợp cho bạn có thể là chuyên viên tư vấn hoặc Marketing đó!

Bước 2: Chăm sóc cây – Hiểu thị trường

Sau khi hiểu về bản thân, bạn đã có một một mầm cây. Công việc còn lại chúng mình cần làm là nuôi dưỡng cây lớn. Hoạt động này trong quá trình định hướng được cụ thể hóa là việc tìm hiểu thị trường. 

  • Hiểu thông tin cơ bản về ngành nghề:

Mỗi ngành nghề sẽ mang một màu sắc khác nhau, là các mảnh ghép trong thị trường tuyển dụng. Điều mà chúng mình,cần tìm hiểu về ngành nghề đó là những thông tin cơ bản, các thuật ngữ về ngành nghề đó. Cụ thể là: 

  • Tên ngành nghề đó nghĩa là gì? 
  • Hoạt động chính của ngành nghề đó là gì? Bạn thích gì và không thích gì ở ngành nghề đó?
  • Ngành nghề đó yêu cầu người đi làm cần có những kỹ năng, kiến thức và thái độ như thế nào? 
  • Những cơ hội và thách thức nào được mở ra trong thời đại mới? 

Từ đó, chúng mình sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về các ngành nghề trong thị trường tuyển dụng.

  • Hiểu về xu hướng tuyển dụng:

Tùy theo bối cảnh mà thị trường tuyển dụng luôn thay đổi. Việc hiểu thêm về xu hướng tuyển dụng sẽ giúp bạn nâng cấp được các quyền lợi và cơ hội nữa đó. Đặc biệt là với thị trường tuyển dụng sau đại dịch Covid, sự phát triển ở quá trình chuyển đổi số và các tập đoàn công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên kinh tế thử sức ở thêm nhiều ngành nghề mới hoặc nâng cấp hơn như: Digital Marketing, Data Science, Data Analyst, …

Đố bạn biết làm thế nào để cập nhật thông tin về thị trường?

  • Cách tốt nhất để hiểu thêm về thị trường tuyển dụng đó là đọcnghe. Hãy chọn đọc những bài viết từ website thật sự uy tín, những thông tin cụ thể để tránh thấy bối rối“choáng ngợp”; bên cạnh đó lắng nghe chia sẻ của những người đi trước để có thêm nhiều góc nhìn nữa bạn nha!

Mách bạn vài câu hỏi trung tâm để hỏi kinh nghiệm từ anh chị đi trước nè:

  • Dạo này anh chị có cập nhật được gì thêm về thị trường tuyển dụng không? 
  • Một ngày làm việc của anh chị diễn ra như thế nào?
  • Anh chị thấy công việc mình đang làm có đặc điểm nổi trội là gì, niềm vui hay khó khăn gì?

Tham khảo một số thông tin cập nhật về thị trường tuyển dụng tại đây:

 

Bước 3: Kết trái – Lồng ghép bản thân và thị trường

Trước tiên, chúng mình hãy cùng nhìn lại xem kết thúc mỗi quá trình bên trên, chúng mình đang có gì trong tay nhé:

  • Hiểu bản thân: Ở đây chúng mình đã hiểu rõ bản thân có điểm mạnh và điểm yếu, điều kỳ vọng và điều không mong muốn của bản thân đối với công việc của mình rồi đó.
  • Hiểu thị trường: Còn ở đây thì chúng mình cũng đã có các thông tin cơ bản về ngành nghề và cái nhìn tổng quan về thị trường tuyển dụng rồi nha!

Tiếp theo, chúng mình sẽ nối những điểm mạnh, điểm yếu cá nhân với yêu cầu và tính chất của công việc để cho ra một danh sách các nghề phù hợp nhất hoặc các nghề mà bạn có thể thử trong tương lai. Hãy cứ mạnh dạn bổ sung các công việc mà mình không muốn làm nhưng nằm trong giới hạn chịu đựng của mình nữa nha, biết đâu đó mới là các ngành giúp bạn thể hiện bản thân mình tốt nhất đó!

Bước 4: Theo dõi hành trình phát triển – Trải nghiệm và update định hướng

Có phải bạn vẫn đang hơi thắc mắc mình sẽ sử dụng list công việc bên trên như thế nào trong thực tế và liệu có được định hướng là kết thúc?

Câu trả lời là chưa. Với danh sách công việc bên trên, bạn cần kiểm nghiệm và cập nhật thêm nữa.

Có hai cách để bạn kiểm tra lại việc định hướng có thật sự phù hợp hay chưa, đó là trải nghiệm thực tế hoặc lắng nghe kinh nghiệm

  1. Lắng nghe kinh nghiệm chính là việc lắng nghe và nhận những lời khuyên hữu ích từ người đi trước để chỉnh sửa danh sách công việc. Cách này tuy tiết kiệm thời gian nhưng lại thiếu góc nhìn khách quan.
  2. Trải nghiệm thực tế là việc chúng mình tự mình trải nghiệm công việc để kiểm chứng xem liệu mình có hợp hoặc không hợp với một ngành hay không. Sau khi trải nghiệm đủ, chúng mình sẽ rút ngắn được những công việc nên thử. Đây như là một vòng khác của self-reflection để chúng mình hiểu hơn về bản thân. Cách này thì mất thời gian thêm một chút nhưng bạn sẽ chủ động hơn trong sự lựa chọn của mình đó.

HRC gợi ý bạn nên kết hợp cả hai cách này để tận dụng thật tốt thời gian của mình nha.

 

Về cập nhật định hướng, đây không phải là một yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên nếu bạn là một người hướng đến sự thăng tiến và nâng cấp không ngừng thì đây chính là việc bạn nên làm. Thị trường tuyển dụng có nhiều biến động tùy vào hoàn cảnh. Hãy cập nhật xu hướng một cách thường xuyên để tìm ra những con đường toàn diện hơn cho bản thân và đừng biến việc có định hướng là chướng ngại vật ngăn bạn đi xa hơn nữa nhé! Ngoài ra, hãy trang bị cho mình một bộ kỹ năng chuyển đổi (transferable skills) thật tốt để dù có định hướng ở ngành nào thì chúng mình vẫn luôn vững bước và tự tin nha!

Hãy theo dõi thêm những bài viết tiếp theo và để HRC cùng đồng hành với các bạn trên hành trình định hướng nhé! HRC mong đây sẽ là nền tảng vững chãi giúp bạn tự tin vượt qua con đường nhiều chông gai phía trước!